Thiết kế nhà gác lửng là một trong những biện pháp giúp gia tăng diện tích sinh hoạt, cải thiện không gian của căn nhà nhỏ trở nên thoáng đãng hơn. Vậy để thiết kế một ngôi nhà gác lửng hiện đại và tiện nghi thì gia chủ nên lưu ý những vấn đề gì? Hãy cùng khám phá trong bài viết dưới đây để biết thêm thông tin hữu ích bạn nhé!
Table of Contents
Xác định kích thước gác lửng đúng tiêu chuẩn
Đầu tiên, chủ nhà nên xác định kích thước gác lửng đúng tiêu chuẩn. Trên lý thuyết, chiều cao của gác lửng nên dao động khoảng từ 2,4 – 2,8m. Bên cạnh đó, diện tích của phần gác lửng không vượt quá 60% diện tích mặt sàn dựa theo quy chuẩn xây dựng.
Việc xây dựng gác lửng không nên quá thấp bởi điều này sẽ gây cảm giác tù túng, hạn chế không gian, đồng thời cũng không nên quá cao vì lúc này gác lửng sẽ trở thành một tầng riêng biệt.
Ngoài ra, diện tích của gác lửng cũng ảnh hưởng đáng kể đến cách tính giá thi công nhà phố. Để hiệu quả trong việc tối ưu hóa chi phí, chủ nhà nên dựa vào mục đích sử dụng nhằm xây dựng gác lửng với diện tích phù hợp, tránh phát sinh các chi phí không cần thiết.
Về lý thuyết, chiều cao của gác lửng nên nằm trong khoảng từ 2,4 – 2,8m.
Xác định công năng và vật liệu thiết kế nhà gác lửng
Khi thiết kế nhà gác lửng, chủ nhà cần xác định rõ về công năng sử dụng của không gian. Điều này sẽ giúp quá trình thiết kế và thi công diễn ra dễ dàng cũng như đồng bộ hơn.
Căn cứ vào mục đích sử dụng, gia chủ có thể chọn loại vật liệu để thi công gác lửng sao cho phù hợp.
- Nếu gác lửng được sử dụng cho mục đích cơ bản như phòng ngủ, phòng làm việc,… thì có thể thực hiện thi công sau khi phần thô công trình hoàn thành. Trong trường hợp này, chủ nhà nên ưu tiên sử dụng các vật liệu nhẹ, dễ thi công, có độ cứng và độ bền cao như tấm làm gác lửng chuyên dụng, gỗ và các vật liệu tương tự,…
- Tuy nhiên, nếu gác lửng cần độ kiên cố cao, chủ nhà nên thi công phần này cùng lúc với quá trình xây dựng chung. Để tăng độ bền và độ kiên cố cho phần sàn gác lửng, bê tông và cốt thép sẽ là vật liệu chính trong việc xây dựng. Với trường hợp này, đơn giá xây dựng nhà phần thô sẽ cao hơn bởi nó phụ thuộc vào chi phí để chi trả cho cốt thép và bê tông.
Gia chủ cần xác định công năng và vật liệu thiết kế nhà gác lửng để việc thi công diễn ra dễ dàng và đồng bộ.
Bố trí nội thất tối giản
Đối với nhà có thiết kế gác lửng, chủ nhà nên bố trí nội thất theo phong cách tối giản. Bởi không gian gác lửng sẽ bị hạn chế, vì thế khi thiết kế nội thất, gia chủ nên chú trọng vào sự tối giản, hạn chế số lượng nội thất để tránh tạo cảm giác chật hẹp, rối mắt.
Bên cạnh đó, chủ nhà nên ưu tiên sử dụng các gam màu trung tính, hài hòa với màu sắc của tổng thể ngôi nhà như trắng, xám, nâu nhạt,… Màu sắc trung tính cũng tạo cảm giác ngôi nhà rộng hơn.
Thiết kế lan can đảm bảo an toàn và thẩm mỹ
Khi thiết kế lan can cho gác lửng, có hai yếu tố quan trọng cần được xem xét đó là sự an toàn và thẩm mỹ. Gia chủ có thể chọn một số vật liệu như kính, gỗ, kim loại,… để sử dụng làm lan can với phong cách thiết kế tối giản.
Đồng thời, chủ nhà không nên làm lan can quá cao vì điều này sẽ gây mất cân đối cho không gian. Tuy nhiên, lan can cũng không nên quá thấp nhằm bảo đảm sự an toàn cho người sử dụng, tránh các rủi ro đáng tiếc. Chiều cao tiêu chuẩn cho lan can gác lửng là khoảng 90cm.
Chủ nhà nên ưu tiên đảm bảo sự an toàn và thẩm mỹ khi thiết kế lan can cho gác lửng.
Bố trí cầu thang hợp lý
Khi thiết kế cầu thang cho gác lửng, chủ nhà có thể cân nhắc các kiểu dáng thiết kế phù hợp như xoắn ốc, xương cá, cầu thang thẳng,… Nhằm tăng độ thẩm mỹ cho không gian, gia chủ có thể sử dụng các vật liệu như gỗ, sắt,… để làm cầu thang.
Về cách bố trí, chủ nhà nên đặt cầu thang lệch sang một bên, tránh đặt cầu thang nằm ở chính giữa, bởi điều này vừa tốn nhiều diện tích, vừa thiếu sự thẩm mỹ.
Lắp đặt hệ thống ánh sáng và cách nhiệt khoa học
Tầng lửng thường gặp nhược điểm là thiếu ánh sáng tự nhiên. Vì vậy, chủ nhà nên chú trọng đến việc thiết kế một hệ thống chiếu sáng khoa học, phối hợp với việc bố trí các ô cửa để tận dụng ánh sáng tự nhiên và gió trời. Ngoài ra, chủ nhà nên bố trí hệ thống đèn LED chạy đều trên trần nhà, tránh sử dụng đèn chùm để tạo ra ánh sáng thừa.
Đặc biệt, đối với nhà 1 tầng với 1 gác lửnglừng, gia chủ nên cân nhắc sử dụng các phương án cách nhiệt cho gác lửng. Vì gác lửng nằm gần với mái nhà, trong mùa hè nhiệt độ sẽ tăng cao và gây nóng bức. Do đó, việc bố trí hệ thống điều hòa, sử dụng tấm cách nhiệt cho trần nhà và tường là cần thiết.
Chủ nhà nên lắp đặt hệ thống đèn LED và sử dụng các phương án cách nhiệt khoa học cho gác lửng để đủ ánh sáng và tránh nóng.
Trên đây là những điều mà chủ nhà cần lưu ý khi thiết kế nhà gác lửng hiện đại. Mong rằng bài viết này sẽ giúp gia chủ sở hữu một không gian sống hoàn hảo và tiện nghi nhất.